Lá phổi Amazon của thế giới vẫn đang bị huỷ diệt

Best slim, chống thấm, mang chong tham, chống thấm sika, chống thấm tường, chống thấm ngược, chống thấm sân thượng, beautiful slim body, beautiful slim body usa, Best slim

Trong một chuyến khảo sát khu vực này bằng máy bay, phóng viên Maria Pia Palermo của Reuters đã tận mắt chứng kiến những dải đất trống rộng lớn. Trên đó là lũ bò lặng lẽ gặm cỏ hoặc những cánh đồng trồng trọt. Nông dân đang tìm cách mở rộng đất đai và thu lợi nhiều hơn từ ngành nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ của Brazil.

Trong năm 2004, Chính phủ Brazil đã quyết định chặn đứng tình trạng phá rừng ở khu vực có hình vành khuyên này. Một năm sau đó, các chuyên gia bảo vệ môi trường cũng như quan chức chính phủ vẫn chẳng có gì tự hào về nỗ lực đó. Hôm 24/5, Chính phủ Brazil cho biết diện tích rừng bị mất trong năm 2003-2004 là 26.230 km2 – gần bằng diện tích của nước Bỉ và lớn hơn bang New Hampshire của Mỹ chút đỉnh. Con số này chỉ kém kỷ lục 29.161 km2 trong năm 1994-1995. Trong ba năm qua, tổng diện tích rừng bị phá huỷ là trên 52.000 km2. Cho tới nay, 20% diện tích rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này, nơi cứ trú của khoảng 30% các loài động, thực vật, đã bị phá huỷ.

Điều phối viên của Nhóm Hoà bình xanh Paulo Adaria cho biết: “”Những con số kinh khủng phản ánh sự thất bại của Chính phủ trong kế hoạch ngăn chặn phá rừng. Kế hoạch đó mâu thuẫn với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu nông sản””. Tại vùng Alta Floresta, điểm nóng phá rừng tại Nam Amazone, cơ quan môi trường của Chính phủ Ibama chỉ có ba biên chế giám sát 56.000 km2 rừng. Mauro Baldini, nhà phân tích môi trường ở Ibama tại Alta Floresta, cho biết: “”Kể từ tháng 1/2005 khi mùa mua kết thúc, cưa xích đã bắt đầu gầm rú và chúng tôi không kiểm soát nổi. Khi chúng tôi tới nơi, cây đã đổ rạp””.

Ước tính có 350 công ty khai thác gỗ đang hoạt động trong vùng này. Báo cáo sơ bộ của Nhóm Hoà bình xanh cho thấy chỉ có 3 trong số 19 trạm kiểm soát ở Ibama được bổ sung tài chính từ kế hoạch chống phá rừng của chính phủ. Theo các chuyên gia môi trường, đi tiên phong trong hoạt động phá huỷ rừng là bọn khai thác gỗ lậu, tiếp theo là những kẻ đầu cơ đất hoặc nông dân. Đây là một thách thức đối với Chính phủ Brazil.

  • Minh Sơn (Theo Reuters)