Phương pháp đốt nhiên liệu hoá thạch không phát thải CO2

Best slim, chống thấm, mang chong tham, chống thấm sika, chống thấm tường, chống thấm ngược, chống thấm sân thượng, beautiful slim body, beautiful slim body usa, Best slim

Những người ủng hộ nói rằng chiến lược trên sẽ có vai trò cực kỳ quan trọng nếu Liên minh châu Âu muốn đáp ứng được các mục tiêu hạn chế khí thải nhà kính CO2. Trong tháng 4/2005, ông Andris Piebalgs – Uỷ viên mới về năng lượng của EU – tuyên bố, EU có thể cắt giảm lượng khí CO2 trong khi vẫn tiếp tục đốt than và duy trì được khả năng cạnh tranh về kinh tế.

Một cách là áp dụng công nghệ đốt than sạch – phương pháp tương tự chiến lược của Tổng thống Mỹ Bush. Cách còn lại là chứa CO2 bằng cách thu gom loại khí này trước khi nó rời nhà máy điện và chôn xuống đất. Hai ưu tiên hàng đầu nói trên của EU trong nghiên cứu năng lượng đã khiến các nhà bảo vệ môi trường tức giận, những người muốn thế giới từ bỏ nhiên liệu hoá thạch càng sớm càng tốt.

Một kỹ thuật ngăn các nhà máy nhiệt điện phát thải CO2 là chuyển khí này đi qua một thiết bị phản ứng và bẫy CO2. Công nghệ tương tự đã được sử dụng để loại CO2 khỏi khí tự nhiên. Để chôn CO2 xuống đất an toàn, loại khí này cần được nén rồi được bơm xuống đường ống dẫn tới các vỉa than, giếng dầu, khí hoặc tầng đá xốp chứa đầy nước muối. Trên một giàn khoan ở Biển Bắc, công ty Statoil của Na Uy đã tách một triệu tấn CO2 mỗi năm từ khí tự nhiên tại mỏ dầu Sleipner và chôn nó vào một tầng đá xốp. Tại mỏ dầu Salah ở Algeria, tập đoàn dầu khí BP đã bắt đầu tái chôn một lượng CO2 tương tự vào năm ngoái trong tầng sa thạch ở độ sâu 2km. Các mỏ dầu và khí chứa hydrocarbon an toàn trong hàng triệu năm và mọi người hy vọng rằng chúng cũng có thể chứa CO2 từ nhà máy điện.

Các công ty dầu thích ý tưởng này bởi bơm CO2 vào các giếng dầu có thể đẩy lượng dầu còn lại trào lên mặt đất. Khi dầu mỏ hoà tan CO2, độ nhớt của dầu giảm và thể của nó tăng lên, đẩy dầu lên phía trên. Công nghệ này đã được chứng minh là có hiệu quả: hơn một triệu tấn CO2 mỗi năm đang được bơm xuống mỏ dầu Weyburn ở Saskatchewan, Canada, để thu số dầu còn lại. Bằng cách tương tự, ngành than có thể bơm CO2 vào các vỉa than và tận thu khí methane có trong các mỏ để làm nhiên liệu. Một cuộc thử nghiệm như thế đang được tiến hành ở Ba Lan.

Theo Harry Audus thuộc Cơ quan năng lượng quốc tế, đa số các vùng công nghiệp lớn đều có những bãi phù hợp để chôn CO2. Tại Mỹ, gần như tất cả 500 vùng phát thải CO2 hàng đầu đều có cấu tạo địa chất phù hợp để chôn CO2. Châu Âu có bãi chôn tiềm năng là những giếng dầu và khí nằm dưới Biển Bắc. Audus ước tính khoảng 11.000 tỷ tấn CO2 có thể được chôn dưới đất, gấp nhiều lần lượng CO2 phát thải do đốt nhiên liệu hoá thạch trong thế kỷ tới. Do vậy, phương pháp này sẽ ngăn chặn được sự ấm hoá toàn cầu trong lúc con người vẫn phải phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch.

Với mức giá ước tính hiện ở 40-60 đôla/tấn CO2, việc chôn CO2 không hề rẻ song những người ủng hộ cho rằng phương pháp này chẳng bao lâu nữa có thể cạnh tranh với năng lượng tái sinh. Tiểu ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu sẽ cung cấp một báo cáo chi tiết về việc thu và chứa CO2 cho các bên tham gia Nghị định thư Kyoto trong tháng 11/2005 để các bên xem xét và lựa chọn.

  • Minh Sơn (Theo NewScientist, AFP, BBC)