Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cây trồng

Best slim, chống thấm, mang chong tham, chống thấm sika, chống thấm tường, chống thấm ngược, chống thấm sân thượng, beautiful slim body, beautiful slim body usa, Best slim

Ở nước ta trong những năm gần đây trên nhiều vùng rau, đậu đỗ, bông, lúa ”đã xuất hiện nhiều loại sâu hại nguy hiểm, chúng đã gây tổn thất lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng. Ðể bảo vệ mùa màng, người nông dân đã phải sử dụng thuốc hoá học có độ độc cao để phun phòng trừ ngay trong khi dịch sâu hại xảy ra mới có thể đạt kết quả. Bình thường trong một vụ rau nông dân đã phun từ 8-10 lần. Ở những vùng trồng hành tỏi, sâu keo da láng là loại sâu đã làm mất trắng sản lượng, vì vậy người dân phải phun từ 12-15 lần. Trung bình 1ha cây trồng chỉ một lần phun, họ đã dùng 3-5kg thuốc. Ðây là vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi các nhà khoa học nói chung và các nhà bảo vệ thực vật nói riêng cần nghiên cứu và xem xét một cách đầy đủ, bởi thuốc hoá học tuy dập tắt được nạn dịch ngay, nên nông dân quen sử dụng vì thấy hiệu quả. Song thuốc hoá học là con dao hai lưỡi, nó đã phá huỷ môi trường sống ở ngay những vùng trồng rau, bông, đay” và trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân, làm mất đi một số nguồn sinh vật có lợi cho con người như chim chóc, tôm, cá v.v… và cả những ký sinh thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh và cả các nguồn vi sinh vật khác như nấm, virút, tuyến trùng”. Bảo vệ môi trường sống, bảo vệ cây xanh, bảo vệ thiên nhiên là nhiệm vụ của mọi người và đặc biệt là đối với các nhà bảo vệ thực vật. Trong sản xuất nông nghiệp có mâu thuẫn là càng thâm canh cây trồng cao thì sâu bệnh phát sinh càng nhiều, càng phun thuốc để phòng trừ thì càng huỷ diệt nhiều sinh vật có ích với con người và càng gây tính kháng thuốc với sâu hại nghĩa là có khi phun xong thuốc hoá học thì sâu bệnh lại tăng nhanh đến mức gây đột phát trận dịch mới, cứ như vậy cái vòng luẩn quẩn này ở hầu hết các vùng nông thôn nước ta diễn ra hàng năm mà các cán bộ kỹ thuật chưa đủ để khắc phục hạn chế này.