Việt Nam hầu như chưa có đô thị xanh

Best slim, chống thấm, mang chong tham, chống thấm sika, chống thấm tường, chống thấm ngược, chống thấm sân thượng, beautiful slim body, beautiful slim body usa, Best slim

Hầu như chưa có đô thị nào của Việt Nam được công nhận là đô thị xanh, sạch – TS Hoàng Dương Tùng, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên&Môi trường, cho biết.

 
Trong xu hướng đô thị hóa hiện nay, phát triển đô thị bền vững, hay nói cách khác là xây dựng những đô thị xanh, sẽ giúp môi trường trong sạch hơn (Ảnh: Phạm Mạnh)

Theo báo cáo môi trường quốc gia 2010, ô nhiễm môi trường đô thị ngày càng gia tăng, đặc biệt ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ô nhiễm chất hữu cơ trong môi trường nước mặt và ô nhiễm bụi trong môi trường không khí vào loại nhất nhì trên thế giới. Ô nhiễm tiếng ồn đều vượt các trị số tiêu chuẩn cho phép, rồi chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước, đất.

 

Ngoài ra, úng ngập thường xuyên xảy ra vào mùa mưa ở các đô thị vùng đồng bằng, vùng ven biển gây thiệt hại lớn về kinh tế, sức khỏe cộng đồng, làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

 

Trong khi đó, hệ thống cây xanh đô thị của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường và tạo cảnh quan đô thị, diện tích đất cây xanh quá nhỏ, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý (diện tích đất cây xanh vừa có khả năng lưu giữ nước, vừa tăng cường thấm thoát nước, hấp thụ bụi và CO2, cải thiện vi khí hậu đô thị).

 

Chất lượng môi trường không khí suy giảm, đặc biệt ở các đô thị lớn – TS Tùng nhấn mạnh.

 

“Bức tranh ô nhiễm môi trường ngày càng xấu“, TS Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường, phát biểu tại lễ công bố báo cáo môi trường quốc gia 2010 cuối tuần qua ở Hà Nội, trong khi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường tăng đều trong những năm qua nhưng vẫn còn ít so với thực tế.

 

Báo cáo cho biết vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà nước trong thời gian qua tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn trước năm 2005, tổng chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường chỉ khoảng 150 – 200 tỷ đồng/năm và con số này tăng lên nhiều lần kể từ đó đến nay.

 

Theo số liệu của Bộ Tài chính năm 2009, tổng chi ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ môi trường khoảng 5.264 tỷ đồng, trong đó chi ngân sách trung ương khoảng 850 tỷ đồng, địa phương 4.414 tỷ đồng. Đến năm 2010 là 6.590 tỷ đồng, trong đó trung ương 980, địa phương 5.610 tỷ đồng.

 

Tuy nhiên, nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Chi cho sự nghiệp môi trường ở Việt Nam mới đạt 1% tổng chi ngân sách từ năm 2006 và suy trì tỷ lệ này cho đến nay.

 

Tuy nhiên, so với GDP, tỷ lệ ngân sách cho môi trường năm 2010 chỉ đạt xấp xỉ 0,4% GDP. Trong khi đó, Trung Quốc và các nước ASEAN đầu tư cho môi trường trung bình hàng năm chiếm khoảng 1% GDP, ở các nước phát triển thường chiếm 2 – 3% GDP.

 

So bình quân đầu người, tỷ lệ chi cho môi trường từ nguồn ngân sách chỉ đạt 4,5USD/người năm 2010. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước trên thế giới (khoảng 5% so với mức trung bình).

 

“1% ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường là quá ít, không đáp ứng nổi yêu cầu”, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng kiêm Tổng cục Trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên&Môi trường, thẳng thắn.

 

– Trong tiêu chuẩn đô thị xanh, mỗi người phải có 10m2 cây xanh để hấp thu lượng khí do họ thải ra. Hiện Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về xây dựng một khu đô thị xanh, nhưng tiêu chí cho một khu đô thị xanh đang được xây dựng và dự kiến ra mắt vào năm 2011

– Năm 1990, cả nước  có khoảng 500 đô thị, đến năm 200 tăng lên 649, năm 2006 727 và đến tháng 9/2009 là 754 đô thị lớn nhỏ. Dự báo, đến năm 2050, cả nước sẽ có 1000 đô thị lớn nhỏ.

– Theo ước tính của các chuyên gia, tổng thiệt hại kinh tế của nước ta do ô nhiễm môi trường gây ra  thời gian qua tối thiểu là khoảng 1,5 – 3% GDP.

 

                                                                                                                                                                                                              Phạm Mạnh – Vfej.vn